Nhật kí Malaysia (P3)


Hôm qua (thứ Bảy, 27/09/2014), chúng tôi được tổ chức đi tham quan Malaysia bằng tàu điện và tàu điện trên cao (Monorail). Xe bus của trường chở chúng tôi đến trạm Seremban. Cổng vào tàu điện  

Vé tàu điện đi từ Saremban đến KL Sentral T

Thời gian di chuyển từ Saremban đến KL Sentral hơn 1 tiếng đồng hồ, khoảng cách là hơn 60 km mà tiền vé chỉ mất có 6 ringgit (khoảng 42 ngàn vnđ).

Thanh niên nghiêm túc ở ga Saremban 😀

Chỗchờ của hành khách có ghế ngồi và có mái che. Khi tàu đến thì hành khách lên tàu luôn. Nó giống như trạm xe bus to vậy. Điều này rất khác khi mình đợi tàu lửa ở Việt Nam, khi đến gần đường ray thì phải đứng và không có mái che. Đường ray được xây thấp hơn chỗ đứng của hành khách, khi tàu đến thì cửa lên ngang tầm với bệ đứng, rất tiện cho người lên xuống và đặc biệt là dành cho người khuyết tật. Điều này ở Việt Nam là không có, mỗi lần lên tàu ở Việt Nam là chen chúc , vất vả. Người khuyết tật mà lên tàu Việt Nam thì cực kì khó khăn nếu không ai hỗ trợ. Mình nghĩ rằng việc này tuy nhỏ nhưng hoàn toàn có thể làm được, nhưng sao ở Việt Nam không làm.

Đi nhiều nơi ở Malaysia, mình  nhận thấy là đường đi thường được thiết kế thêm 1 phần phẳng, dốc, điều này giúp cho người khuyết tật  hoặc người đẩy hàngcó thể lăn xe lên dễ hơn. Việc này tuy nhỏ nhưng thể hiện sự quan tâm dành cho người khác. Ở Việt Nam thì chỉ được cái hô hào chứ khi làm hoàn toàn không chú ý đến điều này.

Tàu điện có hai làn ngược nhau, do đường chúng tôi đi ở phía bên kia nên chúng tôi phải đi qua cầu vượt. Khi tàu sắp đến, nhiều người vẫn phải hối hả chạy qua cầu vượt. Tôi nghĩ rằng, nếu như ở VN thì chắc nhiều người đã chạy thẳng qua bên kia chứ chẳng đi cầu vượt làm gì cho lâu, mặc dù điều đó có thể gây nguy hiềm cho bản thân mình. Điều đó thể hiện ý thức kém của một bộ phận người VN.

Tàu điện phía bên kia đến rồi. Bên này vẫn phải đợi tiếp

Cuối cùng cũng lên tàu được. Ngồi trên tàu rất thoải mái. Có nhiều tay cầm ở phía trên dành cho lúc đông hành khách. Điều này cho thấy tàu điện này giống như xe bus vậy. Cửa kính trong bức hình bị bể , có dấu vết đá ném vào, chẳng lẽ ở Malaysia cũng có nạn ném đá lên tàu? Kínhđược sử dụng là loại kính an toàn, nó chỉ bị rạn chứ không bể ra.

Thanh niên nghiêm túc trên tàu 😛

Mỗi lần đến ga nào đều có thông báo cho hành khách biết và thông báo ga tiếp theo. Nếu bạn nghe không kịp hoặc bỏ lỡ thì có thể nhìn lên hệ thống thông báo có trong tàu. Vị trí đèn màu đỏ là vị trì tàu đã đi qua. Vị trí đèn màu xanh là ga chưa đến. Điều đó giúp hành khách biết chính xác vị trí mình đang ở. Đây là tấm hình tôi chụp khi đi từ KL Sentral về Seremban. Theo như trong hình thì tôi vừa đi qua ga Bangi và đang tiến đến ga Batang Banar Khi tôi đến KL Sentral thì thấy rằng nó rất nhộn nhịp và đông đúc. Đây giống như trạm trung chuyển của hệ thống tàu điện của Malaysia.  Nếu bạn không cẩn thận thì có thể đi lạc vì nó rất rộng. Ở đây có rất nhiều cửa hàng. Điều này cho thấy sự chuyên nghiệp trong dịch vụ của người Malay. Hành khách tập trung về đây rất đông và tạo ra cơ hội buôn bán cho các cửa hàng, quán ăn ở đây. Cần phải nói thêm là hành khách không bị chèo kéo gì cả. Thích thì vào coi, không thích mua thì đi ra, chẳng ai nhăn nhó hay khó chịu.

Trên đường đi, tôi để ý thấy có chổ đề xe cho người khuyết tật và cho trẻ em. Tôi đã thấy một số ông bố, bà mẹ đầy xe này đưa con họ đi trong này. Tôi không biết họ quản lý nó như thế nào, người sử dụng có phải trả tiền hay không. Nhưng điều này lại cho thấy 1 sự quan tâm cho những điều nhỏ nhưng hết sức cần thiết dành cho hành khách. Những nhà quản lí của VN nên học điều này. Chúng tôi xếp hàng mua vé đi Monorail. Hết 1,6 ringgit (khoảng 11.500 vnd). Tôi quên chụp tấm h2inh khi xếp hàng mua vé, có một phía cửa dành riêng cho người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai và trẻ em. Nếu bạn không muốn mua vé ở quầy thì có thể mua ở các máy tự động được đặt khá nhiều trong này (tôi lại quên chụp hình nữa rồi). Cần nói thêm là ý thức xếp hàng của người Malaysia rất cao. Mua vé, mua đồ ăn, lên xe đều xếp hàng. Điều này ở VN thật là khó. Tôi thấy chỉ cần mọi người tự ý thức và nhắc nhở những người khác thì có thể làm được, sao chúng ta mãi vẫn không làm được.

Đây là vé đi Monorail. Nó là một miếng nhựa tròn, chỉ có chữ ở một mặt (như trong hình). Tôi chưa biết nó dùng đề làm gì.

Đây là cổng vào của Monorail. Bạn dùng thẻ phía trên quét vào lỗ tròn trong hình (ai dùng thẻ thì quét vào phía dưới) thì cửa sẽ mở ra, nhớ giữ lại thẻ. Đến khi bạn ra thì bạn phải bỏ thẻ vào cái khe đó, cửa sẽ mở ra. Có 5-6 cổng như vậy và chỉ có 2 bảo vệ trực để xem có ai trốn vé hay không (vì bạn có thể quét thẻ cho cổng mở ra và 2 người cùng ù chạy qua trước khi cổng đóng lại). Điếu này giúp giảm nhân viên soát vé và hành khách đi lại cũng nhanh hơn. Monorail là tuyến tàu điện trên không (theo như tôi biết thì ở TPHCM và Hà Nội đang xây dựng). Tàu khá ngắn. Đông hành khách nên rất chật chội. Khi đi chúng tôi đã được dặn dò là phải cảnh giác bảo vệ tài sản cá nhân vì kẻ xấu có thể lợi dụng móc bóp, móc điện thoại, giựt dây chuyền. Tốt nhất là các bạn bỏ vào balo và ôm chặt trước ngực.

Dưới đây là đoạn phim tôi quay cảnh bên ngoài khi đang trên Monorail. Cảm giác đi lần đầu khá sợ vì cửa kính trong suốt, mình lại ở trên cao.

Chúng tôi dừng ở ga Imbi , bước chân ra là đến Times Square . Đây là một khu mua sắm lớn của Malaysia. Tuy nhiên, tôi chẳng biết mua gì cả. Thế là tôi đi qua Lowyat Plaza .

Lowyat Plaza là một trung tâm mua bán đồ điện tử rất nhộn nhịp. Có nhiều cửa hàng ở đây. Từ các đại lý chính hãng của Nokia, Apple, Samsung cho đến những cửa hàng nhỏ lẻ khác. Bạn nào đến đây thì phải cẩn thận vì có người nói là trong này hàng giả khá nhiều. Tôi để ý thấy rằng đa số người buôn bán ở đây đều là người Trung Quốc. Nếu muốn đảm bảo thì bạn nên mua ở cửa hàng chính hãng. Có một số món rẻ hơn ở VN từ vài trăm đến 1 triệu. Tuy vậy tôi cũng không mua gì cả vì chưa có nhu cầu và cũng không có đủ tiền :-(. Sau khi xem chán chê, tôi và bạn bè di chuyển về Saremban. Lần này thì không có người hướng dẫn, chúng tôi phải hỏi khắp nơi để đến nơi cần đến. Một kỷ niệm đáng nhớ khi quay về là lúc lên chổ đón Monorail, tôi thấy một tàu đang mở cửa, thế là không suy nghĩ gì cả, nhảy lên luôn. Lên đến nơi thì cửa đóng lại, bạn bè tôi vẫn đang ở ngoài. Thôi thì coi như đi trước rồi chờ vậy. Nhưng tôi chột dạ, bèn hỏi ra thì mới biết tàu này đi ngược đường với về KL Sentral. Thế mà đến ga tiếp theo tôi vội xuống và quay trở lại. Cái hay của hệ thống tàu điện và Monorail ở Malaysia là khi bạn mua vé thì bạn muốn đi ngược đi xuôi gì đó tùy thích, miễn sao bạn đừng đi ra khỏi cổng. Nếu bạn đã ra khỏi cổng thì phải mua vé mới được quay lại. Tôi đi qua cầu vượt và bắt chuyến ngược lại, tuy nhiên tôi không nghe kịp thông báo là mình đang ở ga nào. Thế là phải hỏi mọi người xung quanh. May mà có 1 bạn Malaysia và 1 bạn Indonesia cũng xuống ga KL Sentral. Vậy là tôi xuống theo. Vừa xuống đến nơi thì gặp bạn bè của mình. Mừng quá. Chúng tôi mua vé tàu điện quay lại Seremban và theo xe bus của trường về trường, kết thúc một chuyến tham quan thú vị. Khi khác rảnh rỗi tôi sẽ tự đi 1 vòng cho biết. Lần này chúng tôi xuất phát từ trường là 9h và quay về là 16g40 nên khá gấp gáp.

Nhật kí Malaysia (P2)


Như ở phần trước tôi có nói thì việc ăn ở căn tin không thể duy trì mãi được (ăn nhiều cũng ngán và không bán vào thứ Bảy, Chủ nhật), do đó việc nấu ăn là cần phải làm. Trong 2 tuần ở Malaysia, tôi đã có đi chợ siêu thị vài lần nên có 1 vài hình ảnh để giới thiệu cho mọi người. Gẩn trường tôi học có một số siêu thị nhỏ và cửa hàng bán rau + cá nhưng hàng hóa ít . Dưới đây là vài hình ảnh.

Trong các cửa hàng đều có bảng cấm bán thuốc cho người dưới 18 tuổi. Tôi đã trên 18 nên không biết điều này có được thực hiện nghiêm túc hay không.

Đây là hình mini market

Đây là hình 7 Eleven (một dạng siệu thị mini giống như Shop & Go hay 24/7 ở Việt Nam)

Thuốc lá được bày bán đều in hình cảnh báo ngoài vỏ bao rất ghê rợn (nhìn sợ hơn hình dán trên mấy bao thuốc bán ở Việt Nam). Do hình chụp hơi mờ, mọi người thông cảm. Giá bán của mỗi bao là 12 ringgit (hơn 80 ngàn vnd).

Một cửa hàng bán thịt gà ướp và xiên que nhưng hơi ngọt. Giá mỗi que là 0.75 ringgit (khoảng 5 ngàn vnd)

Một cửa hàng bán dừa tươi, cách chặt rất khác với Việt Nam.

Có một lần trường tổ chức cho mọi người đi chợ ở xa trường, dưới đây là một số hình. Ở Malaysia, người Hoa chiếm một số lượng khá đông, chợ này chủ yếu là của người Hoa.

Nhìn mấy cái này thật là hấp dẫn mà

Có cả quầy bán băng đĩa nữa

Đây là quầy bán một thứ giống như là kimbap, nhưng nó khá ngọt. Mình mua thử 1 cái đầy đủ (rau, trứng, rong biển) hết 4 ringgit nhưng ráng lắm mới nuốt hết. Ngọt quá. Nhưng quầy này rất đông khách. Người làm luôn tay luôn chân mà không kịp.

Quầy bán dao, rựa. Có lẽ do vùng này là ngoại ô nên có nhiều người làm vườn.

Quầy này chắc là bán thuốc gia truyền

Quầy trái cây, 1 rổ này là 10 ringgit

Trong chợ có một số người ăn xin, ít nhất là 4 người

Chị này hát thấy khá hay (có bài Ánh trăng nói hộ lòng tôi 🙂 ).

Bài này nhiều hình. Đúng ra là dùng facebook cho tiện nhưng k hiểu sao k đăng được. Đành dùng wordpress. Mọi người thông cảm nha.

Nhật kí Malaysia


Vậy là mình đã ở Malaysia được gần 2 tuần. Việc học có tiến bộ nhưng khá chậm chạp. Mình vẫn chưa thể nghe hết những gì cô và các bạn nói. Đặc biệt là mình vẫn chưa thể nói những ý kiến của mình được vì không đủ từ vựng và chưa nắm vững cấu trúc câu , thêm bản tính nhút nhát khi nói tiếng Anh vẫn chưa bỏ được. Hôm nay là thứ Bảy, được nghỉ học, nhân tiện ghi vài điều về một đất nước mới lạ.

  1. Nơi mình học là một vùng quê, ở nơi có tên là Jalan Spring Hill, gần cảng biển Dickson (nhìn dấu khoang đỏ ở hình dưới)

Khuôn viên trường khá là rộng. Trường có 1 hồ bơi, 1 sân bóng đá, 1 sân bóng rổ và 1 sân quần vợt. Chiều nào học xong, chúng tôi cũng đá bóng và đi bơi.

2. Ở Malaysia không có thịt heo. Thức ăn trong căn tin cũng được , mỗi suất là 4-5 ringit ( 1 ringit khoảng 7000 vnd). Tuy nhiên vị của nó hơi ngọt. Ban đầu tôi định chỉ ăn trong căn tin nhưng ăn mấy ngày liền thì hơi ngán nên cùng một số người khác trong đoàn nhóm lại để nấu ăn. Không rẻ hơn và cũng cực hơn nhưng ngon miệng hơn. Ở đây gần cảng biển nên cá có nhiều, tuy nhiên không ngon. Đi chợ chỉ thấy họ bán cá ướp đá, nhìn không được tươi. Thực phẩm khác như rau củ, quả cũng không phong phú như Việt Nam.

Chỗ nấu ăn

Căn tin

Chỗ giặt đồ

Phòng bóng bàn và bida

(còn tiếp)

Đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2014, môn Toán


Đề thi tuyển sinh Đại học môn Toán khối A năm 2014
https://app.box.com/embed_widget/s/xj68i162fiu6o9rn9hk8?view=&sort=&direction=ASC&theme=blue

Đề thi tuyển sinh Đại học môn Toán khối B năm 2014
https://app.box.com/embed_widget/s/ub2aouad0d7h4zocs7gs?theme=blue

Đề thi tuyển sinh Đại học môn Toán khối D năm 2014
https://app.box.com/embed_widget/s/vsphsf5y9fk8tpn2cbcr?theme=blue

Đề thi tuyển sinh Cao đẳng, môn Toán, năm 2014
https://app.box.com/embed_widget/s/01dn1c2aemoolp1tkdj6?theme=blue

Tổng hợp đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng môn Toán


Cập nhập ngày 15/7/2014: Đề thi năm 2014

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai


Cập nhập đề thi tuyển sinh vào Lương Thế Vinh năm học 2014-2015 (17/6/2014)

Cài IP tĩnh cho Ubuntu 14.04


Kìm lòng không được, thế là cài Ubuntu 14.04. Cái hay chưa thấy đâu mà thấy thảm họa trước mắt là không thể nào vào mạng được, dù nối bằng cable hay wifi, trong khi biểu tượng kết nối vẫn sáng trưng. Tức điên lên. Sau một hồi mò mẫm thì cuối cùng cũng được, đó là cài IP tĩnh. IP tĩnh là gì thì mọi người tự tìm hiểu nha. Tui chỉ hiểu nôm na là cái máy mình mà cài IP động thì mỗi lần kết nối nó sẽ cho mình một địa chỉ IP, dùng lâu thì số IP mà nó cho mình bị loạn nên nó gặp trục trặc như vậy. Do đó, dùng IP tĩnh để cho nó một địa chỉ cụ thể, dùng luôn, không đụng hàng. ^_^. Không biết đúng không nữa. Bạn nào rành tin học thì giải thích kỹ hơn dùm mình nha.

Đầu tiên, các bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng kết nối internet ở góc phải phía trên của màn hình (như hình dưới đây là mình kết nối wifi) và chọn Edit connections …
Cai_IP_tinh_1

Sau đó, các bạn chọn kết nối mà bạn đang dùng rồi chọn Edit. Ví dụ của tôi là tôi đang kết nối với Wifi có tên là TP-LINK_3F0E80 (như hình dưới).
Cài IP tĩnh cho ubuntu

Tiếp theo, các bạn chọn Ipv4 Settings . Sau đó các bạn chọn cái Method Manual rồi nhấp vào nút Add ở khung Addresses.

Cài IP tĩnh cho Ubuntu
Đến đây thì các bạn tự điền các thông số theo ý mình. Tôi phải loay hoay đổi một hồi mới được.

  • Nestmask để cố định là 255.255.255.0
  • Gateway là IP của moderm của bạn, như của tôi là 192.168.1.1
  • Address là địa chỉ IP tĩnh mà bạn muốn tạo. 3 số đầu là trùng với IP của moderm, giống như tôi là 192.168.1 . Số sau cùng bạn chọn từ 1 đến 256 thì phải. Miễn sao 2 máy dùng chung hệ thống không trùng cái số đó với nhau là được.
  • 2 ô phía dưới là DNS của Google, bạn thích thì dùng, không thì thôi.

Sau khi làm xong thì Save lại rồi vào mạng coi được chưa. Nếu chưa được thì thay đổi địa chỉ IP tĩnh khác xem sao. Chúc bạn may mắn.

 

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán lớp 9


Cập nhập ngày 08/04/2014: bổ sung đề thi HSG 9 của Tỉnh Hải Dương  năm 2013

Tỉnh Bắc Giang: 2013

Tỉnh Đồng Nai: 2013,

TP Hà Nội: 2012,

Tỉnh Hà Tĩnh: Năm 2013,

Tỉnh Hải Dương: Năm 2013,

TP. Hồ Chí Minh: Năm 2011 (có đáp án), Quận 1 (2012, )

Tỉnh Hưng Yên: Năm 2012,

Tỉnh Phú Thọ: 2012,

Tỉnh Thái Bình: Năm 2011 (có đáp án)

Tỉnh Thanh Hóa: Năm 2012,

Tỉnh Thừa Thiên – Huế: Năm 2012,

Tỉnh Vĩnh Phúc: Năm 2011 , 2010 (không có đáp án)

Đề thi thử ĐH năm học 2013 – 2014


Các bạn học sinh lớp 12 năm học 2013 – 2014 sắp tham dự kỳ thi HK1 rồi. Chẳng mấy chốc các bạn sẽ kết thúc năm học lớp 12 và tham dự vào kỳ thi quan trọng: tuyển sinh Đại học. Nhằm góp 1 phần nhỏ trong sự chuẩn bị của các bạn học sinh, lebinh234 xin tổng hợp đề thi thử ĐH từ nhiều trường THPT trên cả nước để các bạn có thể thử sức mình và kiểm tra kiến thức trước khi bước vào kỳ thi chính. Các tài liệu này được lấy từ trang mathvn.com

Ngày 24/2/2014

  • Trường chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp lần 1: khối A; khối D
  • Trường chuyên Nguyễn Đình Chiểu, Đồng Tháp lần 1: khối A; khối D

Ngày 31/01/2014

  • Trường chuyên Lào Cai: lần 1
  • Trường chuyên Khoa học tự nhiên của ĐHKHTN Hà Nội: lần 1,
  • Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương: lần 1,
  • Trường THPT Đức Thọ, Hà Tĩnh: lần 1
  • THPT Amsterdam Hà Nội: lần 1
  • THPT DL Nguyễn Khuyến TPHCM : lần 1

Ngày 11/12/2013:

Sử dụng font fourier trong latex kèm theo tiếng Việt


Hôm nay nghe một thầy cùng tổ giới thiệu về font fourier nên tối về thêm vào bài soạn trong latex. Thế nhưng nhận được thông báo lỗi

LaTeX Error: Command ecircumflex unavailable in encoding T1.

Hỏi bác Google thì được hướng dẫn là do dùng gói {vietnam} và gói {fourier} bị xung đột nhau. Muốn gõ tiếng Việt và dùng font fourierourier trong latex chỉ cần thêm

usepackage[poorman]{fourier}
usepackage[T5]{fontenc}

để dùng được 2 gói trên (font fourier và gõ được tiếng Việt). Mừng quá, ghi lại kẻo quên